Google DeepMind công bố SIMA, hệ thống AI có thể chơi điện tử theo mệnh lệnh của game thủ

SIMA có tiềm năng trở thành trợ thủ đắc lực, giúp bạn làm những nhiệm vụ nhàm chán để bạn … rảnh tay chơi cái khác cho vui.

Google DeepMind không còn là cái tên xa lạ với ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Nhiều năm trở lại đây, công ty con của Google đã và đang thử nghiệm rất nhiều phần mềm tự hành có thể chơi game, gần đây nhất họ công bố hệ thống AlphaStar có thể chơi StarCraft II – tựa game chiến thuật thời gian thực do Blizzard phát triển và phát hành – ở mức độ ngang với những game thủ hàng đầu thế giới.

Trong nỗ lực hoàn thiện hóa AI chơi điện tử, Google DeepMind công bố SIMA, một hệ thống trí tuệ nhân tạo được huấn luyện chơi game sao cho giống con người hơn, thay vì là một AI tự tính toán và thao tác cực nhanh.

Google DeepMind công bố SIMA, hệ thống AI có thể chơi điện tử theo mệnh lệnh của game thủ- Ảnh 1.
Một số game SIMA đang chơi thử – Ảnh: Google DeepMind.

Cái tên SIMA được ghép từ chữ cái đầu của Scalable Instructable Multiworld Agent, tạm dịch: Đại diện Đa thế giới Có thể mở rộng quy mô và Có thể nghe theo hướng dẫn. hiện chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng tiềm năng của nó hiện hữu ngay ở cái tên. Theo DeepMind, thì SIMA không phải là đối thủ với con người, mà đang được phát triển để trở thành một trợ thủ đắc lực cho mỗi người chơi, có thể nhận lệnh từ game thủ để thực hiện các nhiệm vụ.

Hiện Google đã hợp tác với tám nhà phát triển game, bao gồm Hello Games, Embracer, Tuxedo Labs, Coffee Stain và nhiều studio khác để huấn luyện và thử nghiệm SIMA.

Các nhà nghiên cứu đã tích hợp SIMA vào các trò chơi như No Man’s Sky, Satisfactory, Valheim và Goat Simulator 3 để dạy cho AI cách chơi một số thao tác cơ bản. Trong bài đăng trên blog, Google cho biết SIMA không cần truy cập mã nguồn trò chơi hay liên kết với API để thực hiện hành động chơi game.

SIMA không được huấn luyện để thắng, nó được huấn luyện để vận hành và làm theo hướng dẫn“, Tim Harley, nhà nghiên cứu tại Google DeepMind và đồng lãnh đạo SIMA, nói trong một buổi họp báo.

Có thể coi hoạt động chơi game thành thục là một thành tựu kỹ thuật đối với một hệ thống AI. Tuy nhiên, việc học cách tuân theo hướng dẫn trong nhiều bối cảnh trò chơi khác nhau có thể tạo ra những trợ lý AI hữu ích, không chỉ trong giải trí mà còn trong nhiều khía cạnh cuộc sống.

Nghiên cứu của Google cho thấy rằng người dùng sẽ có thể ra lệnh cho AI bằng lời. Thông qua dự án SIMA, Google mong muốn sử dụng trò chơi điện tử như một nền tảng thử nghiệm, nhằm hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của các hệ thống AI, qua đó cải thiện chúng trong ứng dụng thực tế.

Để làm được điều này, nhóm đã xây dựng một môi trường giả lập trong engine Unity, nơi SIMA cần tự tạo ra các bức điêu khắc ảo để chứng tỏ khả năng hiểu và thao túng vật thể của AI.

Sau đó, Google đã ghi lại hoạt động của một cặp game thủ – với một người điều khiển trò chơi, người còn lại đưa ra hướng dẫn về việc cần làm tiếp theo – để thu thập hướng dẫn bằng ngôn ngữ. Tiếp theo, Google tiếp tục ghi lại hoạt động của mỗi game thủ khi họ tự chơi, nhằm phân tích logic trong chuỗi hành động họ đưa ra.

SIMA sẽ học những dữ liệu này để có thể dự đoán điều gì sẽ tiếp tục xảy ra trên màn hình, từ đó tự đưa ra những hành động tương ứng. Vòng lặp dự đoán – hành động này sẽ giúp SIMA học chơi game một cách thuần thục.

Google DeepMind công bố SIMA, hệ thống AI có thể chơi điện tử theo mệnh lệnh của game thủ- Ảnh 2.
AI có thể sớm trở thành bạn chơi game của con người – Ảnh minh họa: AI.

Hiện SIMA đã sở hữu khoảng 600 kỹ năng cơ bản, như rẽ nhân vật, leo cầu thang và mở menu để sử dụng bản đồ. Theo nhà nghiên cứu Harley, SIMA sẽ tiến bộ dần để có thể hiểu và thực hiện những tác vụ phức tạp hơn. Lúc này, một yêu cầu kiểu “tự tìm tài nguyên và dựng trại” vẫn còn quá khó, nhưng rồi tác vụ này sẽ khả thi trong tương lai.

SIMA không được thiết kế để trở thành một NPC tích hợp AI giống như những sản phẩm từ Nvidia (vốn chỉ có thể đàm thoại), mà sẽ có khả năng tự chơi như một game thủ bình thường, thậm chí có thể ảnh hưởng tới kết cục của game. Trước đây, nhóm phát triển game S.T.A.L.K.E.R. đã dự định làm một hệ thống AI tự tương tác và tự chơi như vậy, tuy nhiên nó mới chỉ dừng ở mức ý tưởng: dường như họ bị giới hạn bởi công nghệ đương thời.

Nhưng bối cảnh giờ đây đã khác. SIMA và những hệ thống tương tự sẽ học dần cách chơi game, rồi cách đàm thoại giống như người dùng chatbot đang nói chuyện với máy vậy. Trong tương lai không xa, rất có thể game thủ sẽ có thể tự lập trình bạn chơi game cùng với mình hay cùng cả tổ đội, thực hiện những tác vụ nhàm chán để mình và bạn bè có thể tìm kiếm niềm vui trong những hoạt động khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon