TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ NHỮNG PHONG TỤC TRONG ĐÊM GIAO THỪA

 Mỗi một năm, tháng Giêng được coi là tháng quan trọng của mỗi gia đình Việt. Bởi đây là dịp Tết đến xuân về – dịp quay quần bên gia đình. Đây là dịp lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam cũng như các quốc gia khác ở Đông Á như: Trung Quốc, Nhật Bản,… Cùng AYUN tìm hiểu thêm ý nghĩa của ngày lễ Tết Nguyên đán và các phong tục trong đêm Giao thừa nhé!

 

Nội dung

  1. Tết Nguyên đán là gì?
  2. Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền là gì?
  1. Các Phong tục truyền thống trong đêm 30 tết:

    –     Lễ cúng Ông Công, Ông Táo

         –     Lễ cúng giao thừa vào đêm 30 Tết

 

  1. Tết Nguyên đán là gì?

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam được tính vào đầu năm Âm lịch, Tết Nguyên đán thường có nhiều tên gọi khác nhau như: Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền,…

Theo phiên âm của chữ Hán – Việt thì “Tết” theo chữ Hán là tiết, “nguyên” theo chữ Hán sẽ là sự khởi đầu và “đán” là buổi sáng sớm. Do đó, cách đọc đúng nhất phiên theo âm chữ Hán Việt là Tết Nguyên đán.
Tết Nguyên đán được tính bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, thông thường sẽ muộn hơn Tết Dương lịch từ 1 đến 2 tháng do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của năm Âm lịch. Vậy nên thời điểm bắt đầu Tết Nguyên đán sẽ rơi vào khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 01 đến ngày 09 tháng 02 năm 2023.

Tết Nguyên đán diễn ra vào thời điểm nông dân nhàn rỗi, nghỉ ngơi để chuẩn bị tiếp vụ mùa mới. Vì theo truyền thống thì hầu hết mọi người dân Việt Nam đều làm nông do đó những lúc có thời gian rảnh rỗi sẽ có tâm lý phấn khởi, bù đắp những ngày làm việc vất vả.

  1. Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền là gì?
  • Tết Nguyên đán là thời điểm giao thoa giữa trời và đất:

Ngày Tết được coi là khởi đầu của một năm mới, là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người. Tết trong Tết Nguyên đán có nghĩa là tiết (ở đây biểu hiện cho thời tiết) sẽ vận hành theo 4 mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông, một chu trình kết thúc và có nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế xưa khi còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

  • Tết Nguyên đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên:
    Tết Nguyên đán là dịp quay quần bên gia đình, con cháu tứ xứ quay quanh mâm cỗ, hương khói bàn thờ gia tiên. Có thể nói đây là dịp quan trọng nhất trong năm mà con cháu trong nhà sẽ tập trung lại để chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên những mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất. Theo quan niệm từ xưa, vào dịp lễ này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu và phù hộ cho gia đình mình được mạnh khỏe, hòa thuận hơn.
  • Tết Nguyên đán là ngày may mắn và hy vọng:
    Năm mới tượng trưng cho sự khởi đầu mới và mọi điều may mắn. Chính vì vậy, có nhiều phong tục kì lạ cũng bởi để mang may mắn đến cho gia chủ. Ngoài ra mỗi dịp Tết đến mọi người thưởng rủ nhau đi chùa để cầu phúc và cầu may mắn cho một năm sắp tới.

Từ xưa đến nay luôn có quan niệm rằng Tết Nguyên đán đến sẽ xua đuổi đi những điều không may của năm cũ và đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới. Vì vậy, đây là thời điểm được nhiều người lựa chọn để mở đầu công việc cho năm và là thời điểm tốt để khởi nghiệp nhờ vào vận khí năm mới

  • Tết Nguyên đán là thời gian để gia đình quây quần bên nhau:
    Không phải gia đình nào cũng được ở gần nhau, vì vậy Tết Nguyên đán chính là thời điểm mà mọi người trong gia đình mong ngóng nhất để được đoàn tụ bên những người yêu thương. Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa thì đây là điều mà mọi người đều mơ ước.

Ngoài ra, đây là cũng là thời gian để con cháu tỏ tạ ơn cho ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng bằng tình cảm chân thành nhất hay đơn giản bằng những món quà cho ngày Tết.

  1. Các Phong tục truyền thống trong đêm 30 tết:

    – Lễ cúng Ông Công, Ông Táo:
    Trong các lễ cúng ngày Tết, tất niên là lễ cúng để khép lại một năm đã qua và hướng đến những điều tốt đẹp cho năm mới. Vào trưa, hoặc chiều ngày cuối năm, thường là ngày 30 Tết, các gia đình sẽ làm một mâm cơm cúng để mời gia tiên, tiền tổ về ăn Tết với con cháu.

Mâm cỗ cúng ông bà, gia tiên có thể đủ các món chay, mặn, tùy theo điều kiện của gia chủ. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ có các món như: thịt kho trứng vịt, xôi, gà luộc, chả, nem, thịt nguội, các loại bánh, chè hạt sen, trà, rượu, hoa quả. Một số gia đình sẽ nấu những món ngày xưa, lúc còn tại thế ông bà thích dùng. Về ý nghĩa của các lễ cúng ngày Tết thì trước là để thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến các bậc tiền bối, đấng sinh thành, sau là dịp để cháu con sum họp, chúc tụng, chuyện trò.

  • Lễ cúng giao thừa vào đêm 30 Tết :

Hay còn được gọi là cúng trừ tịch hay “tống cựu nghinh tân” có ý nghĩa bỏ hết những điều xấu của năm cũ, đón chào những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Người ta thường chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng ngoài trời và trong nhà để nghênh đón tài lộc và cầu giao đạo bình an. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời thường gồm: 1 bát hương với 3 nén to, đĩa trái cây, hoa tươi, trầu cau, 2 ngọn nến, gà luộc, bánh, mứt, kẹo và trà rượu. Trong khi đó mâm cỗ cúng trong nhà có thể là mâm mặn bao gồm: Bánh, xôi đậu xanh, giò chả hoặc mâm ngọt gồm có bánh, mứt, kẹo, hoa quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon